Lịch trình du lịch bụi Ladakh của nhóm mình như sau: Từ New Delhi bay đến Leh --> nghỉ ngơi tại Leh 1 ngày để làm quen với độ cao --> 1 ngày tham quan Shey Palace, Thiksay Monastery, Hemis Monastery, Leh Palace, và Shanti Stupa ở Leh --> từ Leh đi Nubra Valley chơi 1 ngày và ngủ lại Nubra Valley --> từ Nubra Valley đến hồ Pangong, ngủ lại hồ Pangong 1 đêm --> hôm sau về lại Leh. Tổng cộng mình dành full 5 ngày ở Ladakh.
Ngày thứ 2 ở Leh, sau khi tham quan Shey Palace, Thiksay Monastery, Hemis Monastery địa điểm dừng chân tiếp theo của tụi mình là ở Leh Palace.
Leh Palace nằm trên một ngọn đồi rất cao nên để lên được đến đây xe phải băng qua một quãng đường khá gian nan.
Vì đến đây gần giờ đóng cửa nên tụi mình chỉ có vỏn vẹn 45 phút để tham quan Leh Palace.
Cung điện Leh được xây dựng bởi vua Sengge Namgyal.
Leh Palace từng được xem là 1 kiệt tác kiến trúc thời bấy giờ. Cung điện Leh được xây dựng theo kiến trúc Tây Tạng với các vật liệu như đá, bùn khô, cây bạch dương, cây bách xù, và cây liễu.
Cung điện Leh gồm có 9 tầng với hơn 100 phòng. Các căn phòng ở tầng dưới được dùng cho người hầu và làm nhà kho. Phần chính của cung điện bắt đầu từ tầng 2 và được đánh dấu bởi các cổng gỗ thiết kế công phu và được gọi với tên Singe-sgo nghĩa là cổng sư tử.
Tại tầng 4 là một khu sân rộng với tên gọi Khatok Chenmo là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa và xã hội cho gia đình hoàng gia. Các bộ trưởng sẽ diện kiến nhà vua tại hội trường tại tầng 5.
Tầng 6 là khu vực sinh hoạt chung của gia đình hoàng gia.
Trong khi đó, phòng riêng của vua và các thành viên hoàng gia tọa lạc ở tầng 7. Tầng 8 là một số phòng phụ. Cuối cùng, tầng 9 có một ngôi đền dành cho hoàng gia.
Từ cung điện Leh có thể nhìn toàn cảnh ngôi làng Leh nhỏ nhắn phía dưới. Bên góc phải chính là khu chợ trung tâm ở Leh mà tụi mình đã đi mua sắm và ăn uống trong ngày đầu ở Leh.
Cung điện Leh được sử dụng cho đến cuộc xâm lấn Dogra diễn ra từ năm 1834 - 1840, sau đó hoàng gia dời về cung điện Stok. Kể từ đó, cung điện Leh bị hư hại nặng vì bị bỏ hoang và thiên tai.
Sau đó 1 thời gian, vào năm 1982 cung điện Leh được tổ chức Archaeological Survey of India tiến hành phục hồi lại.
Hình ảnh giúp ta thấy rất rõ về vị trí cao chót vót của Leh Palace.
Vì chỉ còn khoảng thời gian ngắn để tham quan cung điện Leh, cùng với việc 1 số tầng không mở cửa cho khách tham quan thì tụi mình có hơi tiếc 1 xíu nhưng với mình khoảnh khắc thả hồn ngắm hoàng hôn dần buông xuống ngôi làng Leh thanh bình này là đã quá đủ cho 1 chuyến ghé thăm Leh Palace. Thực sự trân trọng mỗi phút giây!
Nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến phượt Ấn Độ tự túc của bạn thì đọc tiếp các bài chia sẻ tiếp theo dưới đây của Đi Là Để Trở Về nha:
Follow Đi Là Để Trở Về để cập nhật các bài viết mới nhất:
0 Comments
Leave a Reply. |
AuthorĐi Là Để Trở Về là nơi chia sẻ kinh nghiệm du lịch ở 17 nước và 87 thành phố xinh đẹp mình đã có dịp đặt chân đến. ArchivesCategories |